Vai trò của sắt đối với cơ thể:
1. Đối với người lớn
- Sắt là loại khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu cho cơ thể.
- Bên cạnh đó, sắt có lợi cho quá trình giải phóng năng lượng của cơ thể. Vì thế, cơ thể đầy đủ Sắt, sẽ hoạt động một cách hiệu quả.
- Ngoài ra, sắt còn giúp tăng khả năng tập trung của trí não.
2. Đối với trẻ em
- Thiếu sắt, sẽ dẫn đến bệnh suy tim ở trẻ nhỏ, khiến trí não của trẻ kém phát triển.
- Khi thiếu sắt, trẻ thường có biểu hiện ngủ gật, học tập kém, do thiếu tập trung. Những trẻ thiếu sắt thường có làn da xanh xao và tái nhợt.
- Bên cạnh đó, thiếu sắt sẽ làm trẻ biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.
3. Đối với phụ nữ có thai
- Sắt là loại khoáng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
- Khi mang thai, người mẹ cần phải bổ sung và dự trữ lượng sắt cần thiết, để phục vụ cho quá trình dưỡng thai và mất máu khi sinh nở.
- Thiếu sắt trong thai kỳ, có thể dẫn đến việc sảy thai hoặc trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và rất dễ bị bệnh.
Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu sắt:
1. Mệt mỏi bất thường
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của thiếu sắt. Hiện tượng này xảy ra là do cơ thể chúng ta không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo ra một protein gọi là hemoglobin hay huyết sắc tố trong các tế bào máu đỏ. Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hemoglobin, lượng oxy tới các mô và cơ bắp sẽ giảm đi, khiến bạn có cảm giác không còn một chút sức lực.
Tuy nhiên, mệt mỏi cũng được coi là biểu hiện bình thường trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, đôi khi rất khó để phân biệt giữa triệu chứng mệt mỏi thông thường và mệt mỏi do thiếu sắt. Vì vậy, bạn nên chú ý rằng những người mệt mỏi do thiếu sắt có thể thêm các dấu hiệu như yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.
2. Da nhợt nhạt
Hemoglobin trong các tế bào máu đỏ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta có một làn da khỏe mạnh, hồng hào. Do thiếu sắt, cơ thể con người không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào máu đỏ, kết quả là làn da của bạn sẽ bị nhợt nhạt hơn.
Tình trạng da nhợt nhạt có thể xuất hiện trên khắp cơ thể, hoặc có ở một khu vực như mặt, nướu, bên trong môi hoặc mí mắt dưới và thậm chí cả móng tay.
Xem ngay: Mách bạn nữ tuổi dậy thì 6 cách giúp đánh bật lũ mụn đáng ghét
3. Đau ngực và khó thở
Nguyên nhân là do hàm lượng hemoglobin ít hơn bình thường nên oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế. Khi đó, cơ thể chúng ta cố gắng để bù đắp và tạo ra nhiều oxy hơn cho các cơ quan hoạt động bình thường nên làm bạn có cảm giác khó thở hay đau ngực.
Lượng oxy trong cơ thể giảm xuống sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, như đi bộ, leo cầu thang hoặc lau dọn. Kết quả là nhịp thở của bạn sẽ tăng lên do cơ thể cố lấy thêm nhiều oxy hơn.
4. Đau đầu và chóng mặt
Thiếu sắt cũng có thể gây ra đau đầu hoặc đau nửa đầu. Do nồng độ hemoglobin thấp trong các tế bào hồng cầu không đủ bơm oxy đến não. Điều này có thể khiến các mạch máu trong não sưng lên, gây ra áp lực và đau đầu.
Ngoài ra, những người bị thiếu sắt có thể bị hoa mắt và chóng mặt. Chóng mặt bắt nguồn từ sự thiếu oxy đến não hoặc có thể xuất phát từ huyết áp thấp do sự oxy hóa kém của tim và mạch máu.
5. Tim đập nhanh
Khi nồng độ hemoglobin thấp, tim phải làm việc chăm chỉ hơn để mang oxy đến phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều, hoặc cảm giác tim bạn đập nhanh bất thường. Trong trường hợp xấu có thể dẫn đến to tim hay ngừng tim.
6. Tóc và da khô
Khi da và tóc thiếu sắt, chúng trở nên khô và dễ gãy hơn. Lượng oxy trong máu thấp cũng khiến tóc và da trở nên khô hơn.
Ngoài ra thiếu protein gọi là ferritin cũng gây ra những vấn đề này bởi vì nó là dưỡng chất thiết yếu cho quá trình lưu trữ và giải phóng sắt cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Thiếu sắt làm tăng tỷ lệ rụng tóc, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh.
7. Sưng miệng và lưỡi
Các dấu hiệu thiếu sắt có thể bao gồm lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc nhẵn. Bạn cũng có thể bị khô miệng, nhiệt miệng hoặc có vết rạn đỏ và đau ở khóe miệng.
Trong cơ thể của chúng ta có một protein gọi là myoglobin – một loại protein gắn kết với sắt và oxy được tìm thấy trong mô cơ của lưỡi. Nồng độ myoglobin thấp có thể làm cho lưỡi bị đau và sưng.
Các phương pháp bổ xung sắt cho cơ thể:
1. Qua chế độ ăn uống
Thực phẩm được biết đến là nguồn bổ sung sắt cho mẹ bầu an toàn và phong phú. Sắt có nhiều trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày như thịt màu đỏ, gan động vật, thịt gia cầm, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải xanh, bí ngô, trái cây khô…
Có 2 dạng sắt trong thực phẩm bao gồm sắt có nguồn gốc động vật (heme) và sắt có nguồn gốc thực vật (no – heme). Trong đó, sắt nguồn gốc động vật được hấp thu tốt hơn, dễ chuyển hóa hơn so với sắt có nguồn gốc từ động vật.
- Sắt có nguồn gốc động vật bao gồm các loại thịt, cá và một số protein động vật khác. Ví dụ, trong 100g thịt bò nạc có chứa khoảng 2,1mg sắt, thịt gà chứa khoảng 0,4mg sắt, thịt lợn chứa khoảng 0,8mg sắt…
- Sắt có nguồn gốc từ thực vật như rau xanh, ngũ cốc, đậu lăng… Để hấp thu nguồn sắt từ thực vật được tốt hơn, có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, súp lơ, các loại trái cây họ cam quýt…
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, thai phụ nên chú trọng bổ sung các nhóm thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt động vật: Ví dụ như thịt bò, thịt lợn, thịt gà… là nguồn bổ sung sắt tuyệt vời mà bạn có thể chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý, thịt đỏ (thịt bò, thịt dê) không thực sự tốt cho sức khỏe nên cần dung nạp một lượng hợp lý theo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo cơ thể không thiếu sắt mà cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu.
- Cá: Là nguồn cung cấp sắt tự nhiên nên bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày khi mang thai. Tuy nhiên, một số chị em không chịu được mùi tanh nên cần chú ý hơn khi chế biến hoặc chờ khi hết nghén hãy thưởng thức nhé.
- Rau xanh, trái cây: Thực tế, tuy không chứa lượng sắt dồi dào như các loại thịt, cá nhưng các loại rau xanh và trái cây lại hỗ trợ bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhất đối với cơ thể, bao gồm các vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh việc bổ sung đủ sắt khi mang thai để giúp việc tạo máu được tốt hơn, mẹ bầu cần bổ sung -Folate và dạng acid folic tổng hợp của nó (dược tìm thấy trong trái cayam các loại rau xanh lá đậm, các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc, mì ống..); vitamin B12 (tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa…).
Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khác nhau nên mẹ bầu không thể nạp đủ sắt từ thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Cơ thể lại đang cần cung cấp lượng sắt cao để nuôi em bé. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu sắt hàng ngày, việc bổ sung sắt từ các thực phẩm bảo vệ sức khỏe là rất cần thiết.
2. Bổ sung thuốc sắt
Hiện nay, thuốc bổ sung sắt cho bà bầu có thể sử dụng bởi 2 dạng sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Trong 2 dạng này, sắt hữu cơ có ưu điểm vượt trội hơn so với sắt hữu cơ là có khả năng hấp thu vào cơ thể tốt hơn, ít gây táo bón cho người sử dụng. Ngoài ra, có thể dùng các loại viên thuốc chứa sắt đơn thuần là được.
Mẹ bầu nên bổ sung các sản phẩm sắt đơn thuần được sản xuất ở dạng hóa trị hai như sắt succinat, gluconat, sắt oxalat…
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc sắt, có dạng viên nang mềm, dạng dung dịch,… Dạng bào chế viên nang mềm hấp thu kém hơn dạng dung dịch, đồng thời sử dụng nhiều chất phụ gia và chất màu tổng hợp ảnh hưởng không tốt với phụ nữ có thai.
Nguồn tham khảo: Ferrrovit.com.vn, Fogyma.vn