Chúng tôi tự hào là đơn vị phân phối dược phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...uy tín hơn 15 năm trên thị trường
Hotline: 0936356116

Những món ăn dễ gây ngộ độc

Thịt gia cầm, rau lá xanh ăn sống, động vật có vỏ có khả năng nhiễm khuẩn, gây ngộ độc, nếu không bảo quản, chế biến đúng cách.

Ngộ độc xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, virus hoặc chất độc có hại. Có nhiều nguyên nhân gây ra như bảo quản, chế biến, vệ sinh không đúng cách. Triệu chứng phổ biến gồm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn và chán ăn. Nhiều trường hợp ngộ độc nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Một số thực phẩm dưới đây cần chú ý khi chế biến nhằm giảm khả năng ngộ độc thực phẩm.

Thịt gia cầm

Gia cầm sống như thịt gà, vịt, chim bồ câu dễ gây ngộ độc hơn các thực phẩm khác. Vi khuẩn campylobacter và salmonella thường có trong ruột và lông của các gia cầm này. Chúng có thể làm thịt nhiễm khuẩn trong quá trình giết mổ, chưa nấu chín kỹ.

Thịt gà thường có vi khuẩn trong ruột. Các mầm bệnh như campylobacter, salmonella có thể xâm nhập vào gia cầm trong quá trình chế biến và đóng gói, bám vào đồ dùng sơ chế. 

Nên dùng dao, thớt và dụng cụ sơ chế thịt gia cầm riêng để tránh lây chéo vi khuẩn, đảm bảo thịt được nấu chín hoàn toàn trước khi sử dụng.

 

Salad

Ăn rau lá xanh sống là trường hợp ngộ độc thực phẩm thường gặp. Một số loại như xà lách, rau diếp, húng quế, rau bina, bắp cải, cần tây và cà chua có thể nhiễm vi khuẩn e.coli, salmonella, listeria do dùng nước bẩn tưới, phân bón ngấm vào đất, rửa không sạch.  

Salad gồm xà lách, rau bina, cà chua... có thể nhiễm khuẩn salmonella và các vi khuẩn khác trong quá trình trồng, chăm bón hoặc nhiễm khuẩn từ nguồn nước tưới.

Rửa thật kỹ các loại rau dưới vòi nước sạch, chọn mua loại hữu cơ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Cá và động vật có vỏ

 không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp có khả năng cao nhiễm histamine - một loại độc tố do vi khuẩn trong cá tiết ra. Ở nhiệt độ nấu thông thường, histamine không bị phá hủy dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm gọi là ngộ độc scombroid. Triệu chứng gồm buồn nôn, thở khò khè, sưng mặt và lưỡi.

Động vật có vỏ như nghêu, trai, hàu và sò điệp cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa. Tảo được động vật có vỏ tiêu thụ tạo ra nhiều độc tố và tích tụ trong thịt của động vật có vỏ. Người tiêu dùng nên chọn mua động vật có vỏ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nấu chín nghêu, trai và hàu cho đến khi vỏ mở ra, vứt những con không tự mở nắp.

 

Hàu tươi ngon, hấp dẫn, nhưng rất dễ nhiễm vi khuẩn vibrio vulnificus. Nếu không may ăn hàu sống nhiễm khuẩn có thể mắc bệnh vibriosis gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt và ớn lạnh. Tốt nhất nên nấu chín để tránh ngộ độc.

Thịt nguội

Thịt nguội như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích có thể nhiễm vi khuẩn listeria, staphylococcus aureus nếu quá trình chế biến và sản xuất không đảm bảo vệ sinh. Tình trạng nhiễm khuẩn cũng dễ xảy ra nếu nguồn thịt sống ô nhiễm, lây nhiễm chéo từ các thiết bị không sạch như lưỡi dao, lưỡi cắt... Nên nấu chín kỹ các loại thịt nguội, ăn sau khi cắt, tránh bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.

 

Giá đỗ và các hạt đã nảy mầm

 

Giá đỗ là những hạt đậu xanh đã nảy mầm. Điều kiện ẩm ướt nuôi dưỡng rau mầm cũng thúc đẩy vi khuẩn salmonella, listeria và e.coli phát triển. Rau mầm sống và chưa nấu chín kỹ dễ gây ngộ độc. Nên rửa sạch giá đỗ, rau mầm và ưu tiên dùng chín thay vì ăn sống.

Trứng

Trứng dễ nhiễm khuẩn salmonella. Gà có thể truyền vi khuẩn salmonella vào trứng trước khi hình thành vỏ. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm vào trứng qua phân gia cầm. Nguy cơ ngộ độc cao hơn khi dùng các món làm từ trứng sống, chưa chín kỹ.

 

 

 
 
Nguồn: https://vnexpress.net