Chúng tôi tự hào là đơn vị phân phối dược phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...uy tín hơn 15 năm trên thị trường
Hotline: 0936356116

Một số bệnh xương khớp thường gặp ở giới trẻ hiện nay

Bệnh xương khớp là gì?

Đây là tên gọi chung cho những bệnh liên quan đến xương và khớp với những biểu hiện thấy là đau nhức, sưng khớp. Nó khiến cho người bệnh bị hạn chế trong việc vận động.

Đối với người trẻ, cụ thể là đối với dân văn phòng hay các anh em game thủ, những phần khớp  thường bị ảnh hưởng nhiều gây đau nhức đó là khớp động (ở tay, chân), khớp bán động (ở đốt sống), khớp bất động (ở hộp sọ).Trong số 3 loại khớp này, khớp động và khớp bán động là những khớp dễ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi suy yếu, chúng gây nên bệnh xương khớp.

Nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp ở người trẻ

Theo y học, nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp là do khí huyết bị tắc nghẽn, không lưu thông. Đó là do hậu quả của việc béo phì, lười vận động, thói quen sinh hoạt. Đặc biệt, đối với đối tượng người trẻ, việc ngồi hàng giờ chơi game trước máy vi tính càng khiến cho bạn dễ mắc phải các bệnh về xương khớp.

Những dạng đau nhức xương khớp thường gặp ở người trẻ

Có một thực tế đáng buồn là bệnh khớp xương đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam và xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi. Thường gặp nhất là các bệnh:

  • 1. Viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch.

    Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể. Các triệu chứng của chứng viêm khớp dạng thấp bao gồm:

    • Khớp đau và cứng
    • Sưng khớp
    • Khả năng vận động khớp bị hạn chế
    • Nóng đỏ quanh khớp
    • Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên
    • Xuất hiện các nốt thấp
    • Tổn thương các khớp đối xứng
    • Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân
    • Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan...

    Điều trị viêm khớp dạng thấp 

    Viêm khớp dạng thấp là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn:

    • Mục tiêu điều trị là nhằm đạt được lui bệnh hoặc duy trì bệnh ở mức độ hoạt động thấp, giảm triệu chứng viêm đau, ngăn chặn sự phá hủy khớp, duy trì chức năng, khả năng làm việc, ngăn ngừa tàn phế.
    • Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt.
    • Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn II, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động. 

    Do vậy, khi có các biểu hiện viêm khớp dạng thấp như trên người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng đáng tiếc.

  •  

    2. Thoái hóa khớp

    Bệnh thoái hoá khớp là do mòn sụn khớp, thường xuất hiện ở các khớp chịu tải bởi trọng lượng cơ thể như khớp háng, gối, cột sống... gây đau, hạn chế hoặc mất chức năng khớp.

    • Triệu chứng đầu tiên của hầu hết người bệnh thoái hóa khớp là đau và cứng (khó vận động) khớp, hay gặp nhất là khớp vùng cổ bàn tay, gối, háng và cột sống.
    • Đau khớp thường tăng lên khi vận động và ở thời điểm cuối ngày.
    • Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng, sau ngủ dậy.
    • Tình trạng đau và cứng khớp làm cho bệnh nhân bị hạn chế một số động tác như xoay cổ, đứng lên ngồi xuống, lên xuống cầu thang, gấp cổ tay hoặc đưa với tay sang bên đối diện...

    Điều trị thoái hóa khớp

    • Điều trị thoái hóa khớp gồm nhiều biện pháp bao gồm giảm cân, vật lý trị liệu, thuốc và phẫu thuật. 
    • Phẫu thuật thay khớp được chỉ định (đối với thoái hóa khớp háng, khớp gối) khi tình trạng đau không còn được cải thiện mặc dù đã được điều trị bằng thuốc và tập luyện đúng phác đồ, trên phim chụp Xquang không còn nhìn thấy khe khớp giữa hai đầu xương.
    • Bơi lội là bài tập tốt nhất cho thoái hóa khớp vì khi bơi lội dưới nước, áp lực lên khớp sẽ giảm, trong khi đó hệ thống cơ, đặc biệt cơ quanh khớp hoạt tích cực làm tăng sức khỏe cho cơ.
  • 3. Thoát vị đĩa đệm cột sống

    Thoát vị đĩa đệm cột sống, còn được gọi là thoát vị đĩa hoặc thoát vị đĩa đệm lưng, là một bệnh lý xảy ra khi một đĩa đệm trong cột sống bị thoát ra khỏi vị trí bình thường và gây áp lực hoặc gây tổn thương đến dây thần kinh gần đó.

    Điều này có thể gây ra các triệu chứng và vấn đề khác nhau, bao gồm:

    • Đau: Đau thường xảy ra ở vùng lưng hoặc cổ, tùy thuộc vào vị trí của thoát vị đĩa. Đau có thể lan ra đùi, mông, chân hoặc tay.

    • Giảm chức năng, mất cảm giác, hoặc yếu đi trong khu vực bị ảnh hưởng. Thoát vị đĩa cổ có thể gây ra cảm giác tê và yếu ở cổ, vai và tay.

    • Làm giảm sự linh hoạt và khả năng vận động của vùng bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm khó khăn khi làm các hoạt động hàng ngày như nghiêng, cúi, đi lại hoặc nhấc vật nặng.

    • Một số trường hợp thoát vị đĩa có thể gây viêm xung quanh vùng bị ảnh hưởng, dẫn đến sưng, đỏ và một phản ứng viêm khác.

    Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống

    Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể bao gồm:

    • Các phương pháp không phẫu thuật như nghỉ ngơi, thuốc giảm đau và chống viêm, vật lý trị liệu,...
    • Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị không phẫu thuật, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ phần thoát vị đĩa hoặc tái thiết kế cột sống.
  • 4. Viêm đa cơ

    Viêm đa cơ là nhóm bệnh tự miễn với tổn thương chính là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ vân với biểu hiện đặc trưng là yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên có kèm tăng các men cơ xương. Bệnh gây ra các triệu chứng: 

    • Yếu cơ ở vùng vai, cánh tay, chậu, đùi thường tổn thương nhất, người bệnh mệt mỏi khi vận động hoặc thực hiện các động tác cần nâng vai. Giai đoạn này các cơ khác cũng có thể tổn thương, kể cả cơ tim.
    • Tổn thương da: ban ở các vùng da hở. Ban này thường rất ngứa, khiến người bệnh mất ngủ. Các tổn thương ở đầu khiến người bệnh bị hói đầu. Các ban tím sẫm xuất hiện quanh hốc mắt.
    • Một số biểu hiện khác không đặc trưng như: hồng ban ở má, nhiều chấm nhỏ khiến da lốm đốm, nhạy cảm với ánh nắng, các biến đổi ở quanh móng và biểu bì.
    • Các biểu hiện của viêm đa cơ và viêm da cơ khác: đau khớp, viêm khớp, tổn thương ống tiêu hóa, tổn thương phổi. 

    Điều trị viêm đa cơ

    Các biện pháp điều trị viêm đa cơ hiện nay thường sử dụng như:

    • Điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Việc dùng thuốc bừa bãi không những không điều trị được bệnh mà còn tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc làm thất bại trong việc điều trị.
    • Lọc huyết tương trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, điều trị thuốc không đáp ứng.
    • Tập vật lý trị liệu tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và theo chỉ định của bác sĩ.
  • 5. Bệnh loãng xương

    bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

    • Triệu chứng bệnh loãng xương thường không rõ ràng. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương...
    • Đau nhức đầu xương: người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
    • Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu
    • Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ
    • Người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.

    Điều trị loãng xương

    Loãng xương phải được điều trị trong thời gian dài nhiều năm, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc.

    • Mục tiêu của thuốc điều trị loãng xương là làm giảm nguy cơ bị gãy xương.
    • Thuốc điều trị loãng xương được chia thành nhóm thuốc chống hủy xương và nhóm thuốc tăng đồng hóa.
    • Nhóm thuốc chống hủy xương làm giảm quá trình hủy xương trong khi nhóm thuốc tăng đồng hóa làm tăng quá trình tạo xương hơn quá trình hủy xương.

 

Nguồn: https://bookingcare.vn/