Men gan cao nên ăn gì và kiêng gì
Men gan cao là tình trạng mỡ tích tụ trong gan quán nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Một chế độ ăn kiêng lành mạnh lúc này rất quan trọng cho gan của bạn. Vậy men gan cao nên ăn gì để hạ men gan và khôi phục chức năng của gan?
Men gan cao nên ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị men gan cao. Khi bị men gan cao, người bệnh nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm như sau:
Thức ăn giàu axit folic
Axit folic là một dạng vitamin B-9 được tìm thấy trong các chất bổ sung và ở dạng tự nhiên như folate trong một số thực phẩm. Nó cần thiết cho việc sản xuất, tăng trưởng và chức năng của các tế bào hồng cầu.
Sự thiếu hụt axit folic có thể dẫn đến mức ALT cao hơn. Bạn nên ăn các thực phẩm có nhiều folate. Bao gồm:
- Các loại rau có lá, màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, cải trắng và cải bruxen ...
- Hạt đậu
- Đậu phộng
- Hạt hướng dương
- Các loại ngũ cốc
- Gan
Thực phẩm chứa nhiều protein
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá, thịt nạc, sữa… sẽ giúp phục hồi những tổn thương tại gan và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Quả óc chó
Việc ăn óc chó hàng ngày còn giúp bổ sung một lượng lớn axit Ellagic và chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Hoa quả tươi
Không chỉ với những bệnh nhân có vấn đề về gan mà những người bị các bệnh về tiểu đường, tim mạch, huyết áp, đường ruột,… cũng nên tích cực sử dụng nhóm thực phẩm này. Cụ thể, trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường chức năng gan, giải độc gan.
Thực phẩm giàu Omega-3
Một chế độ ăn uống giàu axit béo Omega-3 được khuyến khích để làm giảm mức men gan. Các nghiên cứu cho thấy rằng các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ ngăn chặn chất béo tích tụ trong gan và do đó giữ cho mức độ enzym của nó ở mức bình thường.
Tỏi:
Tỏi chứa allicin - một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng giảm men gan (AST, ALT) và mật độ mỡ máu (triglycerides, cholesterol). Ăn tỏi tốt cho người bị men gan cao vì giúp làm hạ men gan, hỗ trợ kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường hiệu quả ngăn ngừa và điều trị bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
Dầu ô liu:
Dầu ô liu giàu chất béo không bão hòa đơn oleic acid - một loại axit béo được chứng minh có thể làm giảm mật độ mỡ máu (triglyceride, cholesterol), từ đó hỗ trợ hạ thấp nồng độ men gan. Dầu olive còn chứa các chất chống oxy hóa như vitamin E và polyphenol, giúp bảo vệ gan khỏi sự tấn công của gốc tự do, giảm căng thẳng oxy hóa, hỗ trợ chức năng gan.
Quả mọng:
Các loại quả mọng như quả dâu tây, việt quất, mâm xôi, nam việt quất... có thể được xem là một loại "thần dược" tự nhiên, rất phù hợp để đưa vào chế độ ăn cho người men gan cao vì giàu chất xơ, giúp cơ thể hạn chế hấp thụ chất béo, góp phần hạ thấp men gan. Các chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid và anthocyanin có trong quả mọng còn giúp bảo vệ gan khỏi gốc tự do, giảm stress oxy hóa và hỗ trợ khôi phục chức năng gan.
Quả bơ:
Mặc dù bơ có nhiều chất béo, nhưng phần lớn chất béo thuộc loại không bão hòa đơn, có khả năng làm giảm mức cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa các phản ứng viêm gây tổn thương gan do cholesterol gây ra. Bơ còn có chứa các hóa chất mạnh như vitamin E, C, polyphenol, giúp mô gan nhanh chóng phục hồi và cải thiện tình trạng men gan tăng cao mất kiểm soát.
Trà xanh:Trà xanh có công dụng hạ men gan là nhờ vào hàm lượng cao chất chống oxy hóa polyphenol và catechin chứa trong chúng. Những hợp chất này giúp làm giảm căng thẳng oxy hóa ở gan, điều chỉnh huyết áp, làm giảm đường huyết, từ đó giúp ngăn chặn tình trạng gan nhiễm mỡ, đái tháo đường và bảo vệ sức khỏe gan.
Cà phê: Uống cà phê có thể giúp hạ chỉ số men gan AST, ALT, ALP và GGT. Tuy nhiên, khi uống cà phê bạn không nên cho thêm đường tinh chế vào, nên sử dụng các loại đường ăn kiêng (không chứa calo) để tránh gây tổn thương gan.
Men gan tăng nên kiêng gì?
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị men gan cao, người bệnh cũng cần phải lưu ý kiêng kị một số thực phẩm sau:
• Thực phẩm chứa nhiều đường bởi đường có thể làm tích tụ tế bào hồng cầu trong vi huyết quản và tiểu cầu dẫn tới tắc nghẽn, ngoài ra đường cũng có thể gây mỡ gan.
• Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ làm cho chất béo trong cơ thể tăng lên dễ gây gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…yếu tố làm tăng men gan.
• Gia vị cay nóng: ớt, hạt tiêu, muoois
• Đồ uống có cồn, đồ uống có ga, khiến gan phải làm việc vất vả hơn khi đang bị bệnh, khiến tình trạng tăng men gan càng nặng hơn.
• Bánh mì trắng, cơm và mì ống: Có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn ngũ cốc nguyên hạt do thiếu chất xơ.
• Thịt đỏ: Thịt đỏ như thịt bò và thịt nguội chứa nhiều chất béo bão hòa.
Men gan cao là dấu hiệu cho thấy bộ phận gan của cơ thể đang bị tổn thương. Khi đó một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị nhanh và hiệu quả hơn. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có đủ thông tin men gan cao nên ăn gì và kiêng gì. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Để hỗ trợ phòng ngừa và tăng hiệu quả điều trị bệnh gan mọi người có thể bổ sung thêm những sản phẩm chức năng có tác dụng giải độc và bảo vệ gan
Những sản phẩm này thường có thành phần là thảo dược. có hàm lượng cao những chất chống oxy hóa có thể đáp ứng trong việc điều trị viêm gan virus do tác dụng làm giảm quá trình peroxide hóa lipid ở gan và tăng cường chức năng gan.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn, Vnexpress.net